3 tấm vé cho bộ môn cử tạ đại diện Việt Nam tham gia thi đấu tại Olympic Tokyo

3 tấm vé cho bộ môn cử tạ đại diện Việt Nam tham gia thi đấu tại Olympic Tokyo

Cử tạ Việt Nam đang cho thấy sự tiến bộ hơn bao giờ hết với thế hệ của Hoàng Thị Duyên hay Thạch Kim Tuấn. Với quyết tâm dành tấm huy chương vàng ở kỳ Olympic Tokyo. Các lực sỹ đã cố gắng tập luyện từng ngày để có thể mang vinh quang về cho đất nước. Và bước thành công đầu tiên của họ cũng tới khi giành được 3 tấm vé tham dự ngày hội thể thao lớn nhất thế giới ở Nhật Bản. Với tinh thần và sự tập luyện không ngừng, chắc chắn họ sẽ là niềm hy vọng huy chương của đoàn Olympic Việt Nam.

Tìm hiểu về bộ môn cử tạ Olympic

Cử tạ Olympic hay nói gọn là Cử tạ là một môn thể thao trong đó người chơi (gọi là lực sĩ hay đô cử) cố gắng nâng một vật. Bao gồm thanh tạ được gắn với các đĩa tạ. Mỗi lần nâng là một cú nâng sao cho khối lượng vật nâng là cao nhất.

Một cuộc thi đấu cử tạ bao gồm hai phần thi theo thứ tự là Cử giật và Cử đẩy. Cử giật bao gồm một động tác duy nhất và tay nắm xa nhau. Cử đẩy bao gồm hai động tác nối tiếp và tay nắm gần nhau. Trong mỗi phần thi, một lực sĩ được tiến hành ba lần nâng tạ. Và tổng khối lượng tạ của hai lần nâng thành công cao nhất. Ứng với hai phần thi được tính là thành tích tổng của lực sĩ đó.

Tìm hiểu về bộ môn cử tạ Olympic

Cử tạ phân nội dung thi đấu theo các hạng cân. Các hạng cân của nam và nữ khác nhau và chúng thay đổi theo thời gian. Nếu lực sĩ nào không hoàn thành nổi một lần nâng nào trong mỗi nội dung. Thì sẽ bị coi là thất bại trong cuộc thi đó. Động tác cử tạ không chỉ được dùng trong thi đấu cử tạ đơn thuần. Mà còn được coi là bài tập để luyện tập sức mạnh cho nhũng người chơi các môn thể thao khác. Cùng với các bài tập khác dùng tạ.

Việt Nam có 3 VĐV cử tạ giành vé tham dự Olympic Tokyo

Đây là thông tin rất vui đến với cử tạ cũng như đoàn thể thao Việt Nam. Việc có 3 VĐV cử tạ vượt qua vòng loại đã nâng tổng số VĐV thể thao Việt Nam đoạt vé đến Olympic Tokyo lúc này lên 12 người. Trong thời gian qua, các lực sĩ Thạch Kim Tuấn (61kg), Vương Thị Huyền (49kg), Hoàng Thị Duyên (59kg). Đã thi đấu xuất sắc tại các giải đấu tích điểm cho Olympic. Đó là cơ sở họ vượt qua vòng loại để chính thức có mặt tại Thế vận hội mùa hè.

Trước đó, vào tháng 11-2020, IWF thông báo 2 VĐV cử tạ trẻ Việt Nam dương tính với doping là Nguyễn Thị Thu Trang (17 tuổi, 45kg nữ) và Bùi Đình Sáng (18 tuổi, 61kg nam). Hai VĐV này đều là nhà vô địch trẻ thế giới năm 2019.

Theo thống kê trong 3 năm qua, cử tạ Việt Nam có đến 4 VĐV dương tính với doping. Và phải nhận án phạt rất nặng từ IWF. Sự cố nghiêm trọng này đã đe dọa việc giành vé đến Olympic Tokyo của các VĐV tài năng khác. Theo quy định, nếu một quốc gia có từ 3 VĐV trở lên dính doping trong thời gian diễn ra vòng loại. Quốc gia đó có thể bị cấm tham dự Olympic.

4 VĐV bị mất quyền thi đấu vì dính doping

Ngày 12-6, ông Đỗ Đình Kháng – tổng thư ký Liên đoàn Cử tạ Việt Nam – nói: “IWF gửi thư xác nhận 3 VĐV giành vé đến Olympic là điều rất mừng. Trước đó Liên đoàn Cử tạ Việt Nam đã gửi thư giải trình cho IWF. Cho biết 4 VĐV cử tạ dính doping trước đó không liên quan gì đến các VĐV tham dự vòng loại Olympic của cử tạ Việt Nam.

4 VĐV bị mất quyền thi đấu vì dính doping

Các VĐV này trong sạch, đã nỗ lực thi đấu và rất không công bằng cho họ. Nếu họ không thể đến Olympic vì sai lầm của các VĐV khác. Giải trình của phía Việt Nam cũng là cơ sở để IWF ra phán quyết có loại VĐV Việt Nam ra khỏi Olympic Tokyo hay không.

Hiện nay IWF đã xác nhận 3 VĐV vượt qua vòng loại đều sẽ chính thức có mặt tại Olympic Tokyo 2021. Thời gian tới IWF có thể sẽ có thêm án phạt như yêu cầu cử tạ Việt Nam nộp tiền phạt cho việc có 4 VĐV sử dụng doping trong 3 năm qua. Nếu IWF phạt, địa phương nào có VĐV sử dụng doping thì sẽ phải chi tiền nộp phạt. Lý do bởi các VĐV này đều sử dụng doping trong thời gian ở địa phương. Chứ không phải khi lên tập trung đội tuyển quốc gia”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *