Bí quyết giúp người cao tuổi ở Nhật Bản luôn khỏe mạnh

Bí quyết giúp người cao tuổi ở Nhật Bản luôn khỏe mạnh

Nhật Bản luôn được biết đến là một trong quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi lớn nhất trên thế giới. Người già ở Nhật Bản có tuổi thọ rất cao và họ luôn minh mẫn, khỏe mẫn. Vậy bí quyết nào giúp họ sống thọ như thế? Đó là luôn khuyến khích người già vận động và rèn luyện thân thể. Điều này luôn được người Nhật Bản chú trọng, nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng và tránh sa sút trí tuệ ở người già. Sống tích cực còn thể hiện ở việc người cao tuổi tự chủ trong các hoạt động cá nhân và vệ sinh bài tiết. Thông tin cụ thể hơn sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Duy trì tốt các vận động ở người già

Khác với quan điểm của nhiều gia đình cho rằng người già nên cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Người Nhật lại nâng cao chất lượng cuộc sống của hơn 7 triệu người cao tuổi tại quốc gia này bằng cách để họ hòa nhập với cộng đồng. Và duy trì cuộc sống tự chủ theo khả năng vận động và thể trạng sức khỏe. Tác dụng tích cực của việc duy trì tốt các vận động ở người già là giảm thiểu sa sút trí tuệ. Kiểm soát được tiểu tiêu không tự chủ và phòng tránh chứng viêm loét do tì đè.

Duy trì tốt các vận động ở người già

Tùy theo tầm vận động của người bệnh, phương pháp tập luyện có thể thay đổi từ các động tác tập thụ động đến tập có trợ giúp đến tập chủ động. Vận động thụ động cần tập trung vào các khớp vai, khớp, khớp cổ tay, cổ chân, khớp háng và khớp gốiVới các động tác bao gồm gấp, duỗi, xoay vào trong, xoay ra ngoài. Kết hợp việc tập luyện và xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân sẽ có tác dụng rất tốt giúp cải thiện trao đổi chất, tuần hoàn máu. Và giảm nguy cơ gây ra các biến chứng thứ phát do đè ép và cứng khớp sau này.

Luyện tập từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Sau khi người bệnh có dấu hiệu tiến triển phục hồi dần các chức năng; người nhà tiếp tục kế hoạch luyện tập phức tạp hơn như tự xoay trở tư thế, vận động trên đệm và tập những bước đi chậm. Các phương pháp vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu cũng có thể được áp dụng. Nên thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y tế để bổ trợ cho quá trình này.

Luyện tập chủ động từ những hoạt động đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Như đánh răng, thay quần áo và đi vệ sinh. Không những ảnh hưởng tích cực tới quá trình phục hồi mà còn giúp người già sớm làm chủ cuộc sống. Vì vậy, người nhà cần tinh tế và khéo léo trong việc chăm sóc. Như đặt những vật dụng cá nhân thường dùng của người già gần giường bệnh; thu dọn lối đi và để đèn sáng vừa đủ trên đường đi vào toilet.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống điển hình của người Nhật có nhiều ngũ cốc và rau. Người dân đất nước này không ăn nhiều thịt đỏ như ở Hoa Kỳ hoặc Tây Âu. Thịt đỏ có nhiều cholesterol hơn cá. Có thể gây ra nguy cơ các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ. Ngoài ra, người Nhật không ăn nhiều sữa. Sữa là một nguồn chất béo bão hòa có thể góp phần gây ra bệnh tim, tiểu đường và bệnh Alzheimer. Họ cũng uống nhiều trà xanh thay vì cà phê. Vì trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóá.

Chế độ ăn lành mạnh

Hara hachi bu có nghĩa là “Ăn cho đến khi bạn no 8 phần (trên 10 phần). Đó là triết lý của Nho giáo dạy người ta tránh ăn quá nhiều và ăn cho đến khi bạn no 80% là đủ. Hara Hachi Bu ban đầu chỉ là một trong những quy tắc bàn ăn để cư xử cho lịch thiệp. Người khách ăn vừa đủ vừa biểu hiện sự lịch sự. Cũng vừa biểu hiện được phong thái ăn uống nhã nhặn.

Đến ngày nay, triết lý Hara Hachi Bu đã được ứng dụng vào dinh dưỡng học tại Nhật. Phương pháp này có thể kéo dài tuổi thọ của người cao tuổi bằng cách hạn chế số lượng calo tiêu thụ. Nếu thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc khuyến khích người bệnh tự chủ, vận động. Đồng thời thông thái lựa chọn sản phẩm chăm sóc bài tiết phù hợp. Con cháu có thể dễ dàng nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trong gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *