Cách điều trị bệnh đầy bụng thực trướng ở trẻ em hiệu quả

Cách điều trị bệnh đầy bụng thực trướng ở trẻ em hiệu quả

Đầy bụng ở trẻ là do trẻ ăn quá nhiều, khó tiêu và ứ trệ, đầy bụng, đại tiện không thông, sốt, khát nước… Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn, lâu dần dẫn đến chứng tỳ vị hư nhược. Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Để cải thiện tình trạng của bé ngay tại nhà, bố mẹ có thể áp dụng những cách chữa đầy hơi chướng bụng cho bé ngay bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chướng hơi

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa cho biết, trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi và chướng bụng hơn người lớn. Nguyên nhân là do trẻ khóc nhiều dẫn đến nuốt lượng lớn không khí vào bụng. Khi đó, trẻ bị đầy hơi với biểu hiện như trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường; bụng ậm ạch và có cảm giác no nên khiến bé không muốn ăn hoặc bú sữa.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chướng hơi

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất và dẫn đến chậm phát triển. Do đó, khi thấy trẻ đầy bụng, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây đầy hơi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Giai đoạn mới mắc của trẻ

Trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn mới mắc, bụng đầy, đại tiện khó, sốt, người rạo rực, khát nước,  người còn khỏe… Phép trị là kiện tỳ, hành khí, tiêu trệ.

Bài thuốc Gia vị bình vị tán gia giảm (Y tông kim giám): Thương truật 4g, hậu phác 4g, đại phúc bì 4g, sinh cam thảo 4g, trần bì 4g, la bặc tử 4g, sơn tra 4g, mạch nha 4g, thần khúc 4g, sinh khương 3lát.

Cách dùng: Các vị sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống một lần.

Tác dụng: kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.

Giải thích bài thuốc: Thương truật kiện tỳ táo thấp là chủ dược; hậu phác trừ thấp giảm đầy hơi; trần bì lý khí hóa trệ; sinh khương, táo tàu, cam thảo điều hòa tỳ vị; sơn tra, mạch nha, thần khúc tiêu nhục thực. Bài này lợi khí tiêu thực, để chữa thực chướng, ở trong bụng rất công hiệu.

Giai đoạn bụng trướng dấu hiệu rõ ràng nhất

Trẻ bị đầy bụng thực trướng, giai đoạn bí đại tiện, bụng đầy trướng căng, đau nhiều, sốt, không ngủ được… Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tỳ hư suy. Phép trị: Thông đại tiện.

Bài thuốc: Tiểu thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận) gồm sinh đại hoàng 6g, hậu phác 4g, chỉ xác 4g.

Cách dùng: Các vị sắc 2 bát nước lấy 1 bát, bỏ bã, uống nóng một lần.

Tác dụng: Sơ đạo trường vị. Trị bụng đầy, đại tiện bón, nóng từng cơn

Giải thích bài thuốc: Bài này lấy đại hoàng chế cái hại cạng cực. Tá sứ có chỉ thực, hậu phác tuyên thông chỗ trệ trong khí phận.

Trẻ uống Tiểu thừa khí thang mà vẫn đầy trướng bụng, không đi cầu được, nên uống bài Đại thừa khí thang gia giảm (Thương hàn luận): đại hoàng 8g, hậu phác 8g, mang tiêu 6g, chỉ thực 8g.

Đại hoàng là vị thuốc trị trẻ bị đầy bụng thực trướng giai đoạn bí đại tiện, bụng đầy đau

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Cho hậu phác và chỉ thực nấu sôi 5 – 5 phút. Cho đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho mang tiêu hoặc huyền minh phấn (là chất tinh chế mang tiêu) vào trộn tan; đem dùng. Sau khi uống 2 – 3 giờ vẫn chưa thấy đại tiện được thì uống nước thứ hai; nếu vẫn không đại tiện được thì ngừng thuốc.

Trẻ em

Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đờm, tiêu trừ bỉ mãn.

Giải thích bài thuốc: Đại hoàng tính đắng hàn, tác dụng tả nhiệt thông tiện ở đại tràng, là chủ dược; Mang tiêu tính mặn hàn, tác dụng tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo trừ tích; Chỉ thực, hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn, hành khí, tán kết. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết.

Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do thói quen ăn uống

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Trên thực tế, nhiều mẹ thường cho con trẻ ăn dặm sớm trước 5 – 6 tháng tuổi; và ăn cơm sớm trước 1 tuổi khi con chưa mọc đủ răng hàm. Bên cạnh đó, một số mẹ có thể cho con ăn một số loại thức ăn mà cơ thể bé chưa đủ men để tiêu hóa.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Vì các loại đồ ăn này khi vào cơ thể trẻ không được chuyển hóa; sẽ ứ đọng lại trong dạ dày và đường ruột. Khi đó, vi khuẩn trong hệ đường ruột sẽ lên mên và gây sinh khó dẫn đến căng trướng bụng.

Chưa kể đến, việc các mẹ cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn; hoặc ăn các bữa gần sát nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải. Ở một số trẻ có hệ tiêu hóa kém thường rất dễ bị nôn, ợ chua, đầy hơi và chướng bụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *