Đời sống gia đình luôn tồn tại rất nhiều vấn đề phức tạp, nếu bạn không biết cách dàn xếp ổn thỏa thì chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Không chỉ bản thân hai vợ chồng cảm nhận được điều này, mà cả những thành viên còn lại trong gia đình cũng dễ bị stress khi ở trong những vấn đề rối rắm không lối thoát. Đồng nghĩa với việc tổ ấm của gia đình sẽ thiếu vắng những tiếng cười. Tuy nhiên, theo chúng tôi sẽ không quá khó cho việc giảm stress gia đình nếu bạn thử áp dụng những bí kíp được chia sẻ dưới đây.
Con cái không vâng lời
Xung đột gia đình là một trong những nguyên nhân gây stress phổ biến mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Hãy thử áp dụng các bí quyết sau đây để xử lý những vấn đề thường gặp, bạn sẽ không còn phải quá căng thẳng vì chuyện gia đình!
Bạn có thể cảm thấy stress khi con cái trở nên bướng bỉnh không chịu ăn, nghịch phá, cãi lại người lớn, vòi vĩnh đồ chơi mới… Nếu bạn nổi giận và to tiếng thì chỉ khiến trẻ càng thêm phản ứng tiêu cực và nếu ựu việc xảy ra về lâu về dài sẽ dẫn đến chấn thương tâm lý ở trẻ. Thay vì nổi nóng, bạn hãy nhẹ nhàng trò chuyện để con hiểu được lỗi lầm của mình. Bạn có thể cho trẻ quyền được lựa chọn cách để có được thứ mình muốn như làm bài tập, giúp việc nhà…
Vợ chồng không cùng quan điểm
Những vấn đề dễ bất đồng ý kiến có thể là quản lý tài chính, chia sẻ công việc nhà hay chăm sóc con cái. Xung đột vợ chồng là điều khó tránh khỏi sau khi kết hôn, thế nên bạn đừng vội bi quan cho rằng mối quan hệ của mình đang xấu đi. Bạn cần tránh đưa ra những quyết định nghiêm trọng lúc đang tức giận như ly thân hay ly hôn. Hãy cho cả hai một khoảng lặng để suy nghĩ thấu đáo rồi cùng nhau giải quyết vấn đề.
Không nhận được sự ủng hộ của ba mẹ
Ngay cả khi bạn đã trưởng thành và lập gia đình, ba mẹ vẫn có xu hướng quan tâm đến cuộc sống riêng của con cái. Vì thế, nếu họ cảm thấy bạn đang làm điều gì không hợp ý thì sẽ lên tiếng phản đối khiến bạn thêm stress khi đang phải xử lý một vấn đề khó khăn. Nếu vấn đề thuộc về cuộc sống cá nhân thì bạn hãy kiên nhẫn thuyết phục ba mẹ và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro. Nếu vấn đề ảnh hưởng đến gia đình, bạn nên cân nhắc kỹ hơn lời ba mẹ.
Quan điểm sống khác biệt giữa các thế hệ
Quan điểm sống của ông bà có thể khác xa hoặc đối lập hoàn toàn với bạn. Dẫn đến những xung đột do khoảng cách thế hệ. Đây là quy luật tất yếu mà bạn cần phải học cách chấp nhận nhiều hơn. Để không khiến người lớn tuổi phiền lòng. Hãy tưởng tượng mình sẽ trong vai trò của ông bà hay cha mẹ sau vài chục năm nữa; sẽ giúp bạn cảm thông hơn với người lớn tuổi mỗi khi có xung đột.
Mối quan hệ với họ hàng
Mối quan hệ với họ hàng luôn tiềm ẩn những xung đột “ngầm”; khi mọi người can thiệp vào chuyện riêng mỗi nhà như cách nuôi con, phân chia tài sản… Đây là mối quan hệ khá nhạy cảm, vì nếu bạn xử lý không khéo; sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trong nhà. Bạn cần giữ vững lập trường của mình mỗi khi nghe thấy những lời ra tiếng vào xung quanh. Nếu họ hàng nói những điều không hay, bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu vấn đề. Rồi giải quyết từng chuyện một.
Tận dụng những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi
Các bà mẹ luôn muộn phiền khi đề cập đến vấn đề tài chính trong gia đình. Và cũng chính vì điều này nên họ hiếm khi có được những phút giây thảnh thơi. Và nhiều người muốn làm điều gì đó to lớn vì hạnh phúc gia đình. Nhưng không biết được nhiều hành động nhỏ nhưng lại tạo ra niềm hạnh phúc lớn. Ví như, bạn đã bao giờ dành khoảng 10 phút tết tóc cho con gái chưa? Hoặc bạn từng bớt chút thời gian đi cổ vũ con trai chơi thể thao chưa? Đó chính là những khoảnh khắc yêu thương hạnh phúc nhất; trong đời sống gia đình, nếu bạn tinh ý sẽ thấy ngay.
Gia đình là tổ ấm mà chúng ta luôn tìm về mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng đây cũng có thể là nguồn cơn của nhiều sóng gió trong cuộc đời. Để giảm stress do xung đột gia đình, đôi lúc bạn cũng cần cho phép bản thân được sống vị kỷ một chút thay vì hy sinh quá nhiều đấy!