Xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc luôn là mục tiêu của hầu hết gia đình, của những cặp đôi yêu nhau. Thế nhưng, để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải cùng nhau vượt qua bao nhiêu khó khăn và thách thức, đòi hỏi mọi người trong gia đình phải đồng lòng, thuận tình, hòa thuận, biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng đồng lòng là yếu tố quan trọng để đời sống gia đình tuyệt vời. Sự kiên cường và đồng lòng của cặp vợ chồng Jake Shephard đã giúp họ vượt qua chặng đường khó khăn vượt đại dương lớn nhất thế giới để trở về với quê nhà.
Không đủ chi phí để quay trở về quê hương
Vợ chồng luôn hòa hợp trong cuộc sống gia đình, người này ngã thì người kia nâng, không bao giờ hai người đi hai hướng khác nhau hoặc cãi vã làm hỏng chuyện lớn. Không những đối với công việc hay đời sống đối ngoại, đối nhân xử thế, gia đình luôn là nền tảng, là gốc rễ để vợ chồng cố gắng hòa thuận, nhường nhịn, cùng nhau vun đắp, dựng xây hạnh phúc. Chỉ cần vợ chồng đồng lòng, bên cạnh nhau động viên những lúc khó khăn nhất, sẻ chia cùng nhau, cùng nhau thực hiện, cùng nhau vượt qua, thì chẳng gì có thể chia rẽ hạnh phúc gia đình, hay nói khác đi là ” tát biển đông cũng cạn”.
Bị mắc kẹt ở nước ngoài, vợ chồng Jake Shephard không thể chi 30.000 USD mua vé máy bay mà đánh liều vượt đại dương lớn nhất thế giới. Hành trình của họ bắt đầu ngày 2/3/2020, từ quê nhà Tweed Heads ở New South Wales bay đi Bangkok, Thái Lan để làm việc trong ngành du lịch. “Ba ngày sau, về cơ bản thế giới đóng cửa,” anh Jake Shephard, 31 tuổi, nói. Vào thời điểm đó, giá vé máy bay tăng vọt nên họ quyết định đi du lịch để chờ “Covid-19 chết”.
Cặp đôi dành 7 tháng lái xe dạo chơi khắp Thái Lan. Trước khi thị thực hết hạn, họ bay đến Mexico – một trong số ít quốc gia mở cửa biên giới mà không yêu cầu cách ly. Số tiền gần cạn kiệt là lúc họ biết cần phải về nhà. Nhưng giá vé máy bay lúc này đã lên tới ít nhất 15.000 USD, chưa bao gồm phí kiểm dịch. Nếu mua vé rẻ hơn, rất nhiều người đã bị hủy.
Ý tượng táo bạo vượt đại dương
Họ nảy ra ý tưởng: “Mọi người chèo thuyền trên đại dương .Tại sao chúng tôi không thể băng qua Thái Bình Dương để về nhà”. Cặp đôi đã tải xuống một ứng dụng giao thông đường biển và sau khi nhìn thấy số lượng thuyền buồm tư nhân di chuyển qua kênh đào Panama, họ nhận ra rằng đây là cơ hội tốt nhất để đi nhờ về nhà. Tháng 1, họ bay từ Mexico đến Panama và ở đây hai tháng để tìm sự giúp đỡ.
Cuối cùng họ gặp được một người cũng đang muốn vượt Thái Bình Dương. Người này đã hai lần cố gắng vượt đại dương lớn nhất thế giới mà không thành công. “Trong chuyến đi thứ hai, anh ta đã 28 ngày lênh đênh giữa Panama và Galapagos; trước khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Ecuador kéo 300 hải lý đến Quần đảo Galapagos. Nhưng ông ta không cho chúng tôi không biết về điều này; cho đến khi đã ở giữa đại dương”, Shephard nói.
Shephard và vợ Tamara Ilic, 27 tuổi, bất đắc dĩ trở thành những thủy thủ duy nhất trên con thuyền dài 14 mét của vị thuyền trưởng này. Ilic cho biết chưa bao giờ đi thuyền trước đây và cũng chỉ mới biết bơi 3 năm trước. “Sau khoảng hai ngày lênh đênh trên biển, mọi thứ bắt đầu vỡ lở”, Ilic nói.
Trải nghiệm đáng nhớ
Hệ thống máy bơm đáy tàu bị hỏng, đồng nghĩa hai người phải múc nước đổ khỏi tàu mỗi ngày. Và phải dừng khẩn cấp ở quần đảo Galapagos. “Giữa Panama và Galapagos, chúng tôi đã phải múc đổ ra 356 xô nước. Tất cả các thiết bị điện tử trên thuyền bị tắt, hệ thống định vị cũng bị hỏng. Không có thiết bị điện tử, không có radar, không có đèn; và không có liên lạc vô tuyến”, Shephard kể.
Sửa xong tàu họ tiếp tục hành trình, nhưng vẫn thường xuyên trong tình trạng trục trặc. Cuối cùng sau 42 ngày, bộ ba đến được Hiva Oa; hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo Marquesas ở Polynesia thuộc Pháp. Tổng hành trình đã qua 8.000 km. Tại đây vợ chồng Shephard xin đi nhờ thuyền của một thuyền trưởng Mỹ. Và sau 19 ngày đã đến được Cộng hòa Fiji, quốc gia ở châu Đại Dương. Giờ đây cặp đôi đang chờ đợi một con tàu nữa để đi chặng cuối cùng về Australia. “Chúng tôi vẫn phải tìm một chiếc thuyền. Nhưng chúng tôi đang ở gần quê hơn rất nhiều”, Shephard nói.
Tính từ thời điểm ở Mexico đến nay, họ đã chi khoảng 15.000 đôla; cho các vé máy bay, đồ ăn, chi phí xét nghiệm Covid-19 và đi thuyền. “Số tiền chúng tôi chi chỉ bằng 1/3 tiền nếu đặt vé”, họ nói. Mặc dù đã bỏ lỡ 18 tháng, họ cho rằng; mình may mắn hơn nhiều người Australia khác vẫn bị mắc kẹt ở nước ngoài. Cô Illic, một nhân viên văn phòng trước khi cuộc phiêu lưu bắt đầu. Chưa một lần thắc mắc về cách trở về này của mình. “Có một số thời điểm đáng sợ trên biển trong chuyến phiêu lưu. Nhưng đó là một trải nghiệm mà tôi không hối tiếc”, Illic nói.