Câu chuyện về gia đình từ Đồng Nai đạp xe về quê Nghệ An

Câu chuyện về gia đình từ Đồng Nai đạp xe về quê Nghệ An

Câu chuyện của gia đình 4 người đạp xe đi từ Đồng Nai về Nghệ An đã khiến mọi người xúc động. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp khiến cuộc sống của 4 mẹ con làm công nhân ở Đồng Nai lâm vào cảnh thất nghiệp, lao đao. Họ không có đủ tiền để bắt xe về quê đành quyết định đánh liều mua hai chiếc xe đạp để đạp xe từ Trảng Bom, Đồng Nai về quê nhà Nghệ An với quãng đường gần 1500km. Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, các chiến sỹ công an cũng như người dân địa phương và các nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ gia đình anh.

Trăn trở về quê

Thấy tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, gia đình của Võ Thanh Bình, 28 tuổi, đèo nhau trên 2 chiếc xe đạp về quê. 10 ngày qua, họ đi được 300 cây số. Trưa 19/7, nắng như đổ lửa ở vùng đất Ninh Thuận. Bốn người trên hai chiếc xe đạp mệt mỏi tiến về phía chốt kiểm soát Chung Mỹ (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Khi dừng để khai báo y tế, mọi người tại chốt hỏi thăm mới biết đây là một gia đình đang trên đường từ Đồng Nai về quê ở Nghi Lộc, Nghệ An bằng xe đạp.

Trăn trở về quêTừ 5 năm trước, mấy mẹ con, bà cháu đã kéo nhau vào Trảng Bom (Đồng Nai) làm công nhân. Hai năm nay Covid-19 khiến công việc bị gián đoạn, đời sống mưu sinh đã khó càng thêm khó. Suốt từ tháng 4 tới nay, họ thất nghiệp. Từ 0h ngày 9/7 Đồng Nai giãn cách theo chỉ thị 16. Đó cũng là đêm gia đình trăn trở không ngủ. Ở lại thì không biết lúc nào hết dịch, mà về quê thì không có tiền. Sau cùng, họ quyết định sẽ đạp xe về nhà. “Em chở mẹ, còn chị gái chở con chị ấy. Do phải chở người nên đi chậm, trung bình mỗi ngày đi được 30 cây số”, Võ Thanh Bình, 28 tuổi. Gia đình bốn người của anh gồm chị gái 30 tuổi, con của chị gái mới 12 tuổi và mẹ Bình 51 tuổi.

Về nhà rồi thì khó khăn nào cũng vượt qua

Bình cho biết, 10 ngày qua gia đình ăn trên đường, ngủ đường. Dọc đường có nhiều người biết hoàn cảnh nên giúp đỡ. Người cho cơm, bánh, cho hoa quả, có người giúp tiền. Đi qua các chốt kiểm dịch, gia đình đều được cán bộ tạo điều kiện cho qua. Các cán bộ ở chốt Chung Mỹ đã góp lại cho gia đình Bình một triệu đồng làm lộ phí; cùng nhiều đồ ăn, thức uống. “Trên đường đi em thấy gia đình mình không phải khổ nhất. Chí ít nhà em còn có xe mà đi. Chúng em còn gặp nhiều người khác đeo ba lô, đi đi bộ quãng đường dài về nhà”, Bình nói.

Chặng đường của gia đình Bình vốn dĩ còn hơn 1.000 km, có thể sẽ phải mất 40 ngày nữa mới kết thúc. May mắn chiều nay, khi bóng của họ khuất xa chốt kiểm soát Chung Mỹ, cũng là lúc câu chuyện gia đình được các chiến sĩ tại đây chia sẻ lên mạng. Trong buổi chiều, một số nhà hảo tâm đã đón được gia đình để hỗ trợ. Hiện tại họ đang ở ga Tháp Chàm (TP Phan Rang, Ninh Thuận) được mua vé về quê vào trưa 21/7. Trong chiều nay họ cũng được test Covid-19.

“Gia đình em vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ của những tấm lòng. Thật sự nhà em chỉ cần vé về quê, chứ không mong được giúp đỡ hơn. Về đến nhà rồi thì khó khăn nào cũng vượt qua”, Bình bày tỏ.

Tình người đáng quý giữa tâm dịch

Tình người đáng quý giữa tâm dịch

Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, những ngày qua nhiều người lao động đã rời khỏi Sài Gòn. Nhiều địa phương cũng đang tổ chức đón công nhân về quê. Giống như mẹ con Bình, dù đường về quê có gian nan đến đâu, nhiều người khác vẫn về. Bởi giữa lúc khó khăn ai cũng chỉ muốn ở một nơi được gọi là nhà.

Ngày 11/7, 47 lao động từ Cam Lâm, Khánh Hòa dự định đi bộ về quê ở Quảng Ngãi; cách đó hơn 400 km. Khi đoàn người đi được khoảng 50 km, đến thị xã Ninh Hòa; thì được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ xe đưa về quê. Chiều 22/7, chuyến tàu SE8 đã đưa 4 mẹ con trong câu chuyện “gia đình 4 người đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An” đã đến ga Vinh và được UBND huyện Nghi Lộc cho xe đưa về cách ly tại Trạm Y tế xã Nghi Xá. Suốt hành trình dải, cả 4 người trong gia đình đều mệt mỏi; nhưng vui vì đã về đến quê nhà. Bà Nguyễn Thị H. (50 tuổi) chia sẻ: “Gia đình chúng tôi về được quê nhà; là nhờ tình thương của mọi người. Gia đình rất biết ơn và cảm ơn mọi người đã giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *