Loãng xương hay còn gọi là xốp xương, giòn xương, bệnh này thường dễ gặp ở người cao tuổi, và là nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già. Một số xương bị gãy và có thể không hồi phục lại được. Một điều đáng chú ý là bệnh loãng xương diễn biến một cách thầm lặng và khó nhận biết. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một vài dấu hiệu cơ bản nhất của chứng loãng xương, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp để phòng tránh bệnh này.
Tìm hiểu về bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, nó làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại. Làm cho xương giòn, dễ gẫy và hậu quả cuối cùng là gãy xương. Gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương. 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. 50% mất khả năng đi lại. 25% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, tỉ lệ loãng xương trong cộng đồng rất cao. Cứ 3 người phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương, tỉ lệ này ở nam là 1/10.
Những dấu hiệu của loãng xương
Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ tới khi có triệu chứng thì loãng xương đã ở mức độ nặng. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng.
- Đau cột sống khi gắng sức ngã nhẹ. Có tiếng kêu rắc khi vận động
- Lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống.
- Gãy xương. Ở người cao tuổi, gãy xương ngay cả khi ngã nhẹ.
- Trường hợp bị xẹp đốt sống: Đau lưng, đau âm ỉ, đau nhói khi vận động
- Chiều cao giảm dần theo tuổi với mức giảm hơn 12cm.
Nguyên nhân của loãng xương
- Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D.
- Thói quen sinh hoạt: Ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, nhẹ cân, ăn ít thức ăn chứa calci, hay bị té ngã.
- Người thân trong gia đình có tiền sử loãng xương.
- Hấp thụ calci kém, biến dưỡng trong xương kém do tuổi tác cao.
- Loãng xương thứ phát do dậy thì chậm, tắt kinh sớm, kinh nguyệt thất thường; mắc bệnh thấp khớp, gan mạn tính, suy thận; tác dụng phụ của việc dùng thuốc corticoid kéo dài…
Cách biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất
- Ăn thức ăn chứa nhiều calci và vitamin D như sữa, sữa chua, phô-mai, trứng…
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.
- Nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD) để phát hiện sớm bệnh.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ để uống thuốc bổ xương nếu cần; hạn chế các loại thuốc có tác dụng phụ làm mỏng xương.
Những người bị gãy xương sẽ bị thiệt mạng trong vòng 6 tháng nếu không được chăm sóc y tế đầy đủ. Trong số những người không bị thiệt mạng thì có tới 50% sẽ không di chuyển được, hoặc phải nằm liệt giường nếu không có trợ giúp y tế thường xuyên.