Giúp mẹ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Giúp mẹ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Sức khoẻ luôn luôn là lựa chọn hàng đầu cho mỗi người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Như đã biết trẻ nhỏ còi cọc hay chậm tăng cân chính là những dấu hiệu của căn bệnh rối loạn tiêu hoá. Có lẽ vì đường ruột ở trẻ còn non và yếu nên thường xuyên gặp phải. Vì vậy, các bậc cha mẹ luôn luôn lo lắng và quan tâm đến những biện pháp phòng ngữa và chữa trị cho trẻ mau sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu như không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến có thể lẫn sức khoẻ của trẻ nhỏ. Hãy cùng Talrec học ngay những cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hoá cho trẻ cùng bài viết dưới đây.

Giúp mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của hệ tiêu hoá và cách phòng bệnh cho con trẻ

Giúp mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của hệ tiêu hoá và cách phòng bệnh cho con trẻ

Trẻ nhỏ đường ruột vẫn còn non yếu, khó tránh khỏi những căn bệnh. Rối loạn tiêu hóa khiến bé còi cọc, chậm tăng cân. Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa thế nào. Để con nhanh khỏi và khỏe mạnh là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bé bị rối loạn tiêu hóa là một trong những nỗi ám ảnh của những ba mẹ có con nhỏ. Tuy là một bệnh phổ biến nhưng nếu không được xử lý kịp thời. Có thể dẫn đến những nguy cơ sức khoẻ như suy dinh dưỡng. Chậm tăng cân, tăng chiều cao. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ tầm quan trọng. Của hệ tiêu hoá và cách phòng bệnh để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Mẹ đã thự sự hiểu rối loạn tiêu hoá là gì?

Rối loạn tiêu hóa là khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, co thắt bất thường khiến trẻ đau bụng kèm theo những biểu hiện thường gặp như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Các triệu chứng khác như da xanh xao, nhợt nhạt, vận động ít, uể oải, đi ngoài phân sống, nước có bọt khí và có mùi tanh, chậm tăng cân, thấp còi, suy dinh dưỡng. Tùy từng thể trạng mà mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng nếu để rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá xuất hiện ở trẻ

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu mẹ chế biến thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thì khi trẻ ăn vào sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn trớ. Bên cạnh đó, trẻ ăn quá no, không đúng giờ và ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, chất béo cũng khiến đường tiêu hóa quá tải, bụng ấm ách khó chịu.
  • Lạm dụng kháng sinh: Đặc tính khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh của thuốc kháng sinh cũng vô tình diệt luôn lợi khuẩn đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa bị rối loạn.
  • Một số bệnh lý liên quan đến đường ruột như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột ảnh hưởng xấu tới hệ thống tiêu hóa.
  • Sức đề kháng của bé kém, dễ bị các tác nhân như nấm, virus, ký sinh trùng xâm nhập gây nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.
  • Môi trường sống nhiễm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, đồ chơi mất vệ sinh sẽ khiến đường ruột trẻ bị nhiễm khuẩn.

Giúp mẹ phòng bệnh cho trẻ với những cách hữu ích sau

Giúp mẹ phòng bệnh cho trẻ với những cách hữu ích sau

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, mẹ thường lo lắng, trăn trở làm sao để chăm con tốt hơn; con nhanh khỏi, phải cho con ăn gì lúc đường ruột đang nhạy cảm thế này. Các thực phẩm nên ăn để cải thiện tình trạng này như rau xanh; ngũ cốc, chuối, sữa chua, thịt gà, … Những loại thực phẩm này giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, các enzyme. Tốt cho đường tiêu hóa, acid béo, omega 3 trong ngũ cốc giúp cân bằng, củng cố hệ tiêu hóa của bé. Đồ ăn cho bé cần được nấu chín, nên cho trẻ ăn ngay. Sau khi vừa chế biến để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn. Và hấp thu tốt, tránh đầy bụng, khó tiêu hóa.

Luôn luôn giữ vệ sinh tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

Vì trẻ rất hay mút tay, đưa đồ chơi vào miệng nên để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể của trẻ, cha mẹ nên tạo cho con thói quen giữ vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với đồ vật, động vật. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của trẻ, thường xuyên cọ rửa đồ chơi. Người lớn khi bế trẻ con cũng cần rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn.

Động viên, cổ vũ trẻ thường xuyên vận động nâng cao sức đề kháng

Động viên, cổ vũ trẻ thường xuyên vận động nâng cao sức đề kháng

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi vận động. Tập các bài tập phù hợp với độ tuổi như đá bóng, đạp xe, đánh cầu lông, chơi bóng rổ, bơi lội. Vừa kích thích phát triển chiều cao, vừa tăng cường sự trao đổi chất giúp trẻ ăn ngon. Tiêu hóa tốt, tăng cân nhanh, khỏe mạnh.

Cải thiện và bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng men vi sinh

Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ nhanh và an toàn. Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng cách uống men vi sinh. Men tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cải thiện nhanh chóng triệu chứng rối loạn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Hấp thu tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.