Khám phá điều thú vị trong món bánh khọt của người Nam Bộ

Khám phá điều thú vị trong món bánh khọt của người Nam Bộ

Món bánh khọt từ xưa đến nay rất được nổi tiếng ở Vũng Tàu nói riêng và miền Nam Bộ nói chung. Ngoài ra còn được công nhận là một trong 12 món có giá trị ẩm thực cao của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận. Nó được làm tự bột gạo là chính và có nhân bên trong thường được ăn kèm với rau sống và nước chấm tạo ra một hương vị đặc trưng khó tả. Thế nên bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về món ăn này cũng như cách làm ra nó.

Sự ra đời tên bánh khọt

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu “khọt khọt” (bởi bánh khi chín rất giòn). Nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt. Trước đây, món bánh này thường được các bà, các mẹ làm vào những ngày nghỉ. Để gia đình cùng thưởng thức như món quà ăn vặt. Lâu dần, cùng quá trình phát triển du lịch. Đã tạo điều kiện giúp bánh khọt đến gần hơn với du khách trong chuyến hành trình khám phá Vũng Tàu.

Hiện nay, những cái tên như bánh khọt Gốc Vú Sữa, Cây Sung, bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu, bánh khọt Miền Đông… Chính là điểm hẹn ẩm thực của người dân địa phương. Cũng như là du khách đến du lịch Vũng Tàu. Cuộn chiếc bánh trong lá rau xà lách và vài cọng rau thơm, chấm cùng với nước mắm chua ngọt. Pha sền sệt sẽ giúp du khách dễ dàng cảm nhận cái giòn giòn của bánh, vị ngọt ngọt của tôm, sò. Cái man mát của rau cùng mùi thơm ngậy của mỡ hành hòa quyện lại.

Sự ra đời tên bánh khọt

Món ăn quen thuộc

Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Làm bánh khọt không quá khó và nguyên liệu cũng dễ tìm. Các nguyên liệu dùng làm bánh khọt gồm: bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ. Tép lột vỏ cắt hạt lựu hoặc bầm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác.

Trước tiên cần chuẩn bị trước cho phần nhân bánh, gồm đậu đã hấp chính và tép xào chung nêm ít gia vị; kế tiếp làm nước cốt dừa và làm nước mắm chua ngọt, chuẩn bị thêm rau sống. Chủ yếu là cải xà lách, dưa leo, giá đỗ và rau thơm… Riêng phần nước bột, đổ chung bột gạo, bột nghệ, một ít bột mì (giúp bánh giòn hơn), trứng gà. Hành lá xắt mỏng khuấy đều với nước dừa hoặc nước lọc và nêm ít gia vị.

Điểm thú vị của bánh

Điểm thú vị nhất là đổ bánh vào khuôn

Điểm thú vị nhất là đổ bánh vào khuôn, cũng cần phải thật khéo tay. Nếu sơ ý sẽ dễ đổ bột ra ngoài khuôn hoặc đổ bột quá dầy, bánh sẽ không giòn và lâu chín. Trước tiên để đổ bánh, cần đặt khuôn bánh trên lò thật nóng. Dùng dầu ăn thoa khắp các khuôn, khi thấy dầu đã nóng. Múc bột đổ vào khoảng 2/3 các khuôn. Đổ xong đậy nắp lại đợi vài phút, kế tiếp cho nhân bánh vào giữa chiếc bánh, rồi đậy nắp lại đợi khoảng 2 – 3 phút. Sau đó mở nắp ra dùng đũa đỡ bánh sao cho bánh tróc đều. Thấy vành bánh khô giòn là có thể vớt xếp ra đĩa.

Bánh chín có màu vàng nghệ trông rất bắt mắt, có độ giòn và vị ngọt của gạo. Vị béo của nước dừa, có hương thơm hòa quyện của nghệ và hành lá. Nhìn và cảm nhận hương vị của bánh khiến quý khách có cảm giác muốn được thưởng thức ngay. Bánh được dùng kèm với các loại rau sống kể trên, nước cốt dừa. Nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay sẽ làm ấm lòng quý khách. Hiện bánh khọt có bán nhiều nơi ở các chợ trong khu vực. Nếu quý khách có dịp đến Sóc Trăng, hãy ghé vào chợ trung tâm thành phố. Hoặc đường Trương Công Định, P4, thành phố Sóc Trăng để thưởng thức bánh khọt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *