Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ

Như mọi người đều biết sức khoẻ luôn được xem là yếu tố hàng đầu. Có sức khoẻ chúng ta mới có thể làm được mọi việc. Tuy nhiên, đối với trẻ con thì sức đề kháng rất yếu và dễ gặp phải những căn bệnh thường gặp. Chỉ cần không khí thay đổi một chút là các trẻ sẽ dễ dàng bị bệnh hô hấp. Vào mùa hè thì sẽ dễ dàng bị tay chân miệng. Vì thế, cha mẹ luôn đau đầu suy nghĩ cách phòng ngừa cho trẻ khỏi nhiễm bệnh. Tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất mà phụ huynh hướng đến. Hãy cùng Talrec tìm hiểu thêm thông tin bên dưới nhé.

Trẻ dưới 5 tuổi dễ dàng bị nhiều dịch bệnh tấn công vì sức đề kháng còn non yếu

Trẻ dưới 5 tuổi dễ dàng bị nhiều dịch bệnh tấn công vì sức đề kháng còn non yếu

Dưới 5 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng,… Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường trực đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Chưa kể hiện nay, một số dịch bệnh đang có khuynh hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp như SARS, H1N1, H5N1, trong khi đó, khả năng điều trị một số bệnh của y học hiện đại vẫn còn hạn chế, thậm chí ngay cả khi đã được điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Đó là lý do vì sao trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe trọn đời.

Hãy theo dõi lịch tiêm chủng của con mình nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Hãy theo dõi lịch tiêm chủng của con mình nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do Hib. Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình.

Những việc cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ mà các mẹ nên biết

  • Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng; sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị. Được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
  • Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt; đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v. Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn. Và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.
  • Khi trẻ sốt cao các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp. Như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình. Sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái …các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *