Hiện nay, trẻ em luôn luôn được lo lắng chăm sóc chu đáo nhất đối với các bậc phụ huynh. Họ luôn muốn con mình khoẻ mạnh và mau ăn chóng lớn. Tuy nhiên, trẻ em luôn dễ dàng mắc phải những căn bệnh thường gặp như: sốt, tiêu chảy, tay chân miệng,… Vì vậy, việc chăm sóc và phòng ngừa những căn bệnh trên cho trẻ là một việc khó đối với các bậc làm cha làm mẹ. Đừng lo lắng vì dưới đây sẽ là bài viết cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh hay lo lắng. Cùng đón đọc thêm các cách phòng bệnh cho trẻ ở Talrec nhé.
Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây lan đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa
Mùa tựu trường – khi các bé đi học trở lại là giai đoạn bệnh tay chân miệng dễ bùng phát. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Vì vậy, để phòng ngừa dịch bệnh, phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ tránh lây nhiễm từ lớp học, đặc biệt là các bé mẫu giáo hay ngậm đồ chơi và đưa tay vào miệng.
Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế City, bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Enterovirus và Coxcakieruses gây nên. Đặc biệt là Enterovirus 71 thường gây bệnh nặng. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người này sang người khác qua các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao như ăn chung, uống chúng… đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.
Định nghĩa bệnh tay chân miệng và mức độ nguy hiểm
Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.
Theo bác sĩ, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển độ. Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết nhanh chóng về bệnh tay chân miệng ở trẻ
Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt có thể từ 1 – 3 ngày. Hay 5 – 7 ngày tùy từng diễn biến của bệnh. Kèm theo trẻ nổi nốt loét trong miệng khiến trẻ đau, quấy khóc, kém ăn. Và nổi hồng ban bóng nước ở những vị trí đặc trưng khác như lòng bàn tay. Lòng bàn chân, gối, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài. Virus gây bệnh tay chân miệng đa phần là lành tính. Nhưng nó cũng có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm như viêm não, viêm màng não. Viêm cơ tim, phù phổi cấp và sẽ dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị sớm.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng. Cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc. Cách phát hiện triệu chứng nặng, phụ huynh cần cẩn thận theo dõi, quan sát trẻ. Đồng thời cũng nên xin phép cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Khi thấy có những dấu hiệu nặng của bệnh. Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu nặng của bệnh bao gồm trẻ quấy khóc, sốt cao liên tục; li bì, vật vã, hôn mê, da xanh tái hay khó thở, thở nhanh, run tay chân, nôn nhiều; nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng, không ăn uống được.
Những lưu ý và cách phòng chống cha mẹ nên biết
Khi trẻ nhiễm tay chân miệng, không nên bôi các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Lên các mụn nước hay vết lở loét của trẻ. Bởi có thể trẻ không những bị dị ứng. Ngộ độc thuốc khiến bệnh nặng thêm khiến công tác chẩn đoán bệnh trạng của bệnh nhân. Trở nên khó khăn hơn, dễ trở thành dịch… Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ. Và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày.
Đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng. Nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã… Cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không nên đưa trẻ đến lớp hay nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.