Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú bên cạnh nhiều món ăn thường ngày như là cơm, phở, hủ tiếu… thì món bún bò Huế cũng thường được người dân ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Món này có nguồn gốc từ xứ Huế mộng mơ với những danh lam thắng cảnh và nên văn hóa ẩm thực cực kỳ đặc sắc. Tuy nó chỉ là món bún với thịt bò nhưng điều thú vị của món này chính là nước lèo cay cay cộng với mùi sả làm ngất ngây bao thực khách. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về món ăn cầu kỳ đến từ Huế này nhé.
Món bún bò Huế
Nằm trong số những món ăn ngon và đậm đà hương vị nhất của ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh những món ăn thường thức như cơm, phở, bánh mì, hủ tiếu. Thì bún bò Huế cũng được ưa chuộng và điều thú vị là món ăn này có thể được ăn vào mọi buổi từ sáng đến chiều tối.
Bún bò Huế là một đặc sản của ẩm thực Huế. Tùy là bún bò nhưng ngoài thịt bò còn có thịt heo. Hương vị đặc biệt của món ăn này chủ yếu là ở vị cay nồng. Mùi sả đặc trưng của nước lèo. Vốn là một hương vị Huế không lẫn vào đâu được và chính điều đó khiến người ăn cứ nhớ mãi về món ăn này.
Về cơ bản, bún bò Huế giống như phở với một tô nước lèo cùng với các loại thịt. Gia vị cùng với bún hoặc bánh phở. Tuy nhiên, cọng phở thường mềm và mỏng trong. Khi cọng bún bò cứng và dai hơn. Nếu nghe qua cái tên của món ăn này, hẳn ai cũng sẽ nghĩ Huế là một vùng đất về thịt bò. Nhưng thật ra ở Huế không có nhiều trại nuôi bò và cũng không có loại thịt bò trứ danh nào xuất phát từ Huế. Thế nhưng tô bún bò này lại vang danh khắp đất Việt giống như thành phố Huế, tuy không có nhiều thành tựu nhưng cái chân chất, giản dị của con người Huế lại ghi dấu ấn sâu đậm vào lòng những con người đã từng dừng chân ghé qua nơi này.
Nguyên liệu chính
Cố đô Huế được du khách đến bởi nét đẹp cổ kính của những cung điện. Lăng tẩm bề thế, nguy nga, sơn son thiếp vàng, một không gian thơ mộng, rất trữ tình. Mà Huế còn níu được chân khách du lịch trong nước và nước ngoài. Bởi nghệ thuật ẩm thực rất cầu kỳ, bày biện tinh tế và các món ăn vô cùng đặc sắc. Một trong các món ăn đặc sản của xứ Huế, làm say lòng của nhiều thực khách. Đó là món ăn có tên gọi đơn giản là món bún bò. Còn du khách đến đây hoặc người dân nơi khác gọi món ăn này gắn với nơi đây là món “bún bò Huế“.
Món bún bò Huế với những nguyên liệu chính là: bún, thịt bò mà phải là thịt bắp, giò lơn. Thịt bò say nhuyễn để làm chả, tiết luộc và nước dùng là màu đỏ đặc trưng. Đôi khi bún bò còn được thêm vào đó thịt bò tái, hay chả cua. Và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người dùng.
Thành phần khá tuy đơn giản, không cầu kỳ nhưng dưới bàn tay chế biến tài tình. Cộng thêm sự tinh tế của người dân cô đô đến mức rất cầu kỳ. Thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng, dù hiện nay có rất nhiều nơi có món bún bò Huế. Nhưng chỉ có ở Huế người ta mới được cái vị đúng của bún bò. Khiến cho du khách đến đây vừa no về con mắt, vừa no về cái dạ dày.
Món ăn cầu kỳ
Cũng như nhiều món ăn đặc sản của Huế, tuy nguyên liệu. Thì không cầu kỳ nhưng cách nấu món bún bò Huế lại rất cầu kỳ. Đầu tiên, là việc chế biến nước dùng, nước phải được hầm từ xương bò và sả với một vài loại củ khác. Nước dùng phải được hớt hết bọt bẩn, nước ngon thì phải đạt 2 tiêu chí là nước trong và chỉ có vị ngọt của nước xương thịt. Khi nước dùng đã đạt 2 tiêu chí đó thì việc rất quan trọng là nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng. Mà cụ thể chính là nghệ thuật nêm mắm ruốc sao cho đúng và đủ, thật vừa miệng người ăn.
Tinh dầu của sả khi được ninh nhừ sẽ có mùi thơm hòa quyện với mùi mắm ruốc. Sẽ khiến cho mùi giò lợn luộc, mùi thịt trở lên dịu và thơm ngào ngạt hơn. Và thêm một sự tinh tế, tỉ mỉ của người Huế trong cách chế biến món bò Huế. Đó là bún bò Huế phải được chế biến theo mùa, mỗi mùa sẽ có cách nấu khác biệt đi một chút. Sao cho phù hợp với thời tiết. Mùa hè thì nhạt vị muối, còn mùa đông để xua đi cái rét cắt da, cắt thịt. Thì phải có vị đậm hơn và thêm nhiều xả hơn để mùi xả sẽ được xua đi cái lạnh cóng đó.
Những cái cần của món bún bò Huế
Cái cần tiếp theo của món bún bò đó là bún. Bún thì ở đâu mà chả có nhưng bún ở Huế được người tất cả bằng tay nên có hình dạng sơi hơn to hơn các vùng miền khác. Muốn sợi bún ngon thì ngoài bột gạo bún còn được pha chút bột lọc. Để giúp bún không bị ướt, ngon và dai, giòn hơn. Ngoài ra, ăn kèm với món bún bò là rau sống. Rau sống để ăn kèm với bún bò Huế là hoa chuối, rau muống chẻ, rau húng quế, lá tía tô, giá đỗ. Thêm một miếng chanh tăng thêm độ chua và đặc biệt. Khi ăn bún bò Huế, không thể thiếu ớt sa tế, cay nồng đúng vị Huế.
Trong thời hiện nay, để ăn một bát bún bò Huế thì có thể ăn ở rất nhiều nơi. Nhưng phải vào đến Huế thì bún bò mới đúng vị. Du khách mới cảm nhận được cái tinh tế, tỉ mỉ của những đầu bếp ở đây. Hãy dắt tay nhau cùng đến Huế tham quan lăng tẩm, chùa chiền. Và thưởng thức đặc sản món bún bò Huế nhé.