Những nét đặc trưng của cơm tấm trong ẩm thực Việt

Những nét đặc trưng của cơm tấm trong ẩm thực Việt

Ẩm thực Sài Gòn từ trước đến nay luôn đa dạng và phong phú từ sự kết hợp của nhiều vùng miền. Nếu như bạn đã biết đến với món phở nổi tiếng của Hà Nội thì Sài Gòn cũng vang danh bởi món cơm tấm là một món ăn quen thuộc trong đời sống tấp nập của người dân nơi đây. Nó được những người khách du lịch nước ngoài ưa chuộng vì sự đậm đà và bổ dưỡng mà một món ăn mang lại. Sau đây chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời và cách chế biến món cơm tấm này nhé.

Cơm tấm được ra đời như thế nào?

Người Sài Gòn có thể thưởng thức cơm tấm tại tất cả các bữa trong ngày. Mỗi lần ra Bắc, người Sài Gòn không thể quên được hương vị dai dai, thơm lừng của miếng sườn nướng quyện cùng mỡ hành rưới lên cơm. Cơm tấm tưởng chừng như một món ăn đơn thuần trong cuộc sống nhưng bỗng chốc lại trở thành nét đẹp văn hóa Sài Gòn từ lúc nào không hay.

Cơm tấm xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ chế độ xã hội cũ, trong thời kỳ Mỹ xâm chiếm Sài Gòn. Từ thời xa xưa, cơm tấm dành cho tầng lớp xã hội nghèo hoặc sinh viên không có tiền trang trải cuộc sống. Từ những hạt gạo tấm thừa, được để lại, người ta tận dụng để nấu thành cơm. Ăn cùng một số đồ ăn thừa để lót dạ. Và cơm tấm ngày nay vẫn được nấu theo phong cách ngày xưa đó là dùng gạo tấm để nấu cơm. Kết hợp cùng sườn nướng, trứng ốp la, đồ chua và sốt mỡ hành béo ngậy. Tất cả đã tạo nên sự đặc biệt không thể tìm thấy tại bất kỳ món ăn nào.

Cơm tấm được ra đời như thế nào?

Cơm tấm Sài Gòn với những điểm đặc trưng nào?

Cơm tấm Sài Gòn với những hạt cơm tấm nhỏ, hơi khô, không được mềm dẻo khi nấu. Cơm có độ tơi nhất định, có phần hơi khô và và màu cơm hơi trắng đục. Nhưng đây là điểm đặc trưng và là nguồn gốc tên gọi cơm tấm Sài Gòn. Vì vậy người ta không thay đổi nguyên liệu khi chế biến. Ăn cơm tấm ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của gạo, độ xốp và mùi thơm của hạt gạo tấm. Kết hợp cùng sườn nướng đậm đà, miếng trứng ốp la béo ngậy và một chút đồ chua ăn kèm. Ngoài sườn nướng thì nước mắm chua ngọt cũng là gia vị không thể thiếu khi thưởng thức hương vị món ăn. Vị nước mắm mặn ngọt, kết hợp với đồ chua, rưới lên miếng sườn nướng tạo nên hương vị vô cùng thơm ngon.

Trong cơm tấm thường có những gì?

Cơm tấm sườn từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến trên mọi phố phường tại Việt Nam. Đây là một món ăn được nhiều người ưa chuộng và biết đến. Không những thế cơm tấm còn thu hút sự chú ý của nhiều du khách nước ngoài. Cơm tấm thơm ngon, bổ dưỡng chắc chắn sẽ là một món ăn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Thành phần đầu tiên không thể thiếu của món ăn này đó chính là cơm. Được làm từ hạt gạo tấm hay còn gọi là hạt gạo bị bể. Ngày nay khi món ăn này được nhiều người biết đến thì giá trị của gạo tấm cũng được nâng lên mạnh mẽ.

Ăn cơm tấm phải được chấm cùng nước mắm ngọt. Đây là sự kết hợp của nước mắm pha cùng nước lọc và cho thêm đường. Tuy nhiên tùy theo khẩu vị của từng người thì mùi vị của nước mắm có thể được thay đổi để tạo nên sự hài hòa và cuốn hút hơn. Để món ăn thêm mềm hơn thì trong nước mắm bạn có thể cho thêm một chút nước chanh.

Các món ăn có thể đi kèm với món cơm tấm bao gồm sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la và bì. Vì vậy tùy theo sở thích của mỗi người bạn có thể lựa chọn món ăn kèm phù hợp với mình. Tuy nhiên, nên sử dụng cùng sườn nướng để không làm mất đi hương vị thơm ngon chủ đạo của món ăn.

Trong cơm tấm thường có những gì?

Cách chế biến cơm tấm

Nguyên liệu cần có

Gạo tấm: Bạn có thể chọn mua gạo tấm ở siêu thị hay các tiệm tạp hoá gần nhà. Tuỳ theo số lượng người ăn mà bạn chọn nấu bao nhiêu gạo. Chỉ lưu ý với bạn 1 điều là Cơm tấm sau khi nấu xong phải tơi, xốp. Không khô quá cũng không bị nhão. Cách nấu cơm gạo tấm thì cũng không có gì khó. Phần quan trọng khi chế biến cơm tấm sườn nướng sẽ nằm ở phần tẩm ướp gia vị và nướng sườn ngon. 500 gram sườn cốt lết chọn loại còn dính xương, có mỡ viền bên ngoài thịt sẽ ngọt béo và mềm hơn.

Hỗn hợp nước ướp thịt gồm: 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng cà phê muối. 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh dầu hào. 2 muỗng cà phê sữa đặc có đường, 2 muỗng canh dầu ăn. 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước soda, vài giọt chanh, tỏi và củ hành tím xay nhuyễn.

  • Hành lá
  • Nước mắm, đường, chanh, tỏi, ớt
  • Cà rốt, củ cải trắng

Cách nấu cơm tấm

Cách chế biến cơm tấm

Khi nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện, các bạn đun sôi nước, đổ gạo vào. Dùng đũa đảo đều rồi chắt hết nước ra như nấu cơm nếp, đậy nắp nồi. Khoảng 10 phút sau, đảo lại 1 lần nữa, cơm rất nhanh chín và ngon. Lưu ý là muốn gạo tấm chín nhanh thì đem gạo ngâm khoảng 15 phút đến 1 giờ trước khi nấu. Khi nhìn hạt gạo có vết nứt là được. Sau đó vớt lên để ráo nước hoàn toàn

Sườn cắt miếng vừa (không cắt mỏng quá khi nướng sẽ bị khô). Rửa thịt với nước muối pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch. Rồi dần sơ để lên rổ cho ráo nước. Cho nguyên liệu làm nước ướp thịt vào thau quậy đều cho hỗn hợp hòa quyện. Rồi cho thịt vào thau, đeo bao tay vào trộn thịt cho thấm. Dùng màng thực phẩm bọc thau thịt lại, cho vào tủ lạnh chừng 2-3 tiếng. Hoặc qua đêm càng tốt cho miếng sườn thấm gia vị.

Khi nào ăn đem thịt ra nướng thịt trên bếp than hồng hoặc lò nướng. Miếng thịt vừa chín tới lấy ra nhúng vào thau nước ướp. Rồi cho lại lò nướng tiếp giúp miếng thịt vàng đều, mềm và đậm đà hơn. Nướng sườn trên than lửa nhỏ vừa. Trong lúc nướng không ép, ấn miếng thịt mà phải để chín tự nhiên. Muốn sườn có màu đẹp thì lúc sườn đã gần chín tới. Quét thêm chút mật ong hoặc mật mía pha loãng lên mặt sườn.

Mỡ hành: Mỡ heo cắt nhỏ luộc sơ, để lên chảo thắng lửa vừa cho đến khi miếng mỡ giòn. Nhắc xuống trút vào cái chén có hành lá xắt nhỏ cùng chút xíu muối và đường. Cà rốt, củ cải trắng xắt mỏng ngâm giấm đường.

Cách làm nước chấm

  • Một muỗng tỏi băm, 1/2 muỗng ớt bằm (gia giảm tùy khẩu vị). 6 muỗng đường, 4 muỗng nước mắm, 2 muỗng nước sôi, 1/2 trái chanh. Bạn ước lượng nhé vì chanh có trái to trái nhỏ, nếu ăn chua nhiều thì bạn có thể thêm lượng chanh
  • Pha đúng thứ tự sẽ giúp ớt, tỏi, chanh nổi lên mặt nước chấm, đẹp mắt dù để nhiều tiếng
  • Bỏ tỏi ớt bằm vào chén. Cho đường vào. Cho chanh vào quậy lên, lấy xác tép chanh cho luôn vào chén. Tiếp theo cho nước sôi vào khuấy đều cho sệt kẹo
  • Cuối cùng cho nước mắm vào quậy thật đều cho tan hết đường là xong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *