Một số người vẫn có thể giúp “sống lại” nhiều cuộc đời khác bằng cách hiến tặng các bộ phận cơ thể của mình trước khi chết. Đối với những người thân yêu của họ, dù có sự gắn bó sâu sắc và nỗi đau mất mát nhưng đối với họ, điều hạnh phúc và tự hào nhất là người thân của mình vẫn còn tồn tại trong thân thể của người khác. Sự hồi sinh cuộc sống bằng hành động nhân văn cao cả đáng trân trọng.
Qua các kênh thông tin đại chúng, Trần Thị Anh Thơ (hiện đang sinh sống tại Huế) biết việc hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp. Với mong muốn đăng ký hiến tạng cứu người, năm 16 tuổi, Anh Thơ đã gọi điện khắp các bệnh viện nhưng nơi nào cũng từ chối vì em còn quá nhỏ để đăng ký. Với ước mơ được hiến tạng sau khi chết tuy vậy phải đợi hai năm sau, khi đủ tuổi đăng ký và cô đã quyết định hiến tặng 5 bộ phận cơ thể. Đến khi năm 18 tuổi, Anh Thơ sinh viên trường Học viện Âm Nhạc Huế đã đánh dấu cột mốc của cuộc đời bằng cách hoàn thành thủ tục đăng kí hiến tạng.
Hiến tạng là nguyện vọng cả đời của Anh Thơ
Năm 2018, Anh Thơ biết được câu chuyện mẹ của bé Hải An. Bé đã đăng ký hiến toàn bộ nội tạng sau khi bé qua đời. Và giác mạc của cô bé đã mang lại ánh sáng cho hai người khác. Cảm nhận được việc làm nhân văn đó, cô gái 16 tuổi năm ấy tìm kiếm và liên hệ bác sĩ.
“Em đã gọi đến hàng loạt bệnh viện để hỏi xem mình có thể đăng ký hiến tạng hay không. Lúc đó, em vẫn chưa đủ tuổi nên các bệnh viện từ chối hết. Em buồn lắm nên đã viết lại cuốn nhật ký. Để xem năm em tròn 18 tuổi bản thân mình có thể thực hiện được nguyện vọng này không”, Thơ kể.
Nữ sinh viên cho rằng chết là hết nhưng cho đi là còn mãi. Việc hiến tạng chính là nguyện vọng cả đời của mình. Và phải thực hiện lúc đủ 18 tuổi. Anh Thơ mong muốn sau khi mất đi sẽ được hồi sinh một lần nữa ở một cơ thể khác. Đó cũng là món quà nhỏ để lại cho cuộc đời và cho chính bản thân mình.
Anh Thơ viết: “Và ngày này cũng đến, mình đã thực hiện được ước mơ hơn 2 năm trước. Biết rằng đây chỉ là một điều nhỏ bé nhưng mình mong điều nhỏ bé này sẽ lan tỏa đến mọi người ạ. Mình mong rằng sau này mình mất thì sẽ được hồi sinh 1 lần nữa ở 1 cơ thể khác”.
Mẹ Anh Thơ đã từng phải đối kịch liệt
Tuy nhiên, mẹ của Anh Thơ đã phản đối kịch liệt quyết định hiến tạng của con gái. Anh Thơ cho biết, bố đã mất khi cô còn rất bé, hai mẹ con nương tựa nhau sống. Do đó, Anh Thơ có lúc rơi vào bế tắc vì cô đã giải thích nhiều lần nhưng mẹ vẫn phản đối việc hiến tạng.
Thơ chia sẻ: “Trong 2 năm chờ đợi, có lúc em định từ bỏ quyết định hiến tạng. Vì mẹ không cho phép và bạn bè ngăn cản. Tuy nhiên, khi biết chuyện, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 10 đã động viên em. Và em đã giữ vững lập trường của mình. Cô nói rằng chỉ cần quyết định của em không phạm gì đến pháp luật thì hãy giữ vững nó cho đến khi em thực hiện được”. Sau nhiều lần thuyết thục cùng với sự can thiệp và những lời giải thích sâu sắc từ mợ của Anh Thơ, mẹ cô đã đồng ý.
Được biết, trước khi đăng ký hiến tạng, Anh Thơ cũng có đôi chút băn khoăn. Vì những lời nói thiếu tích cực của người khác. Song khi hoàn thành thủ tục, nhận tấm thẻ đăng ký hiến mô, hiến tạng, cô nàng cảm thấy rất hạnh phúc và mãn nguyện.
Lan tỏa suy nghĩ tích cực về hiến tạng cứu người đến các bạn trẻ
Trong số 12 bộ phận có thể hiến tặng, Anh Thơ đã đăng ký hiến 5 bộ phận. Cụ thể là giác mạc, thận, tim, gan , phổi. Sau 2 năm chờ đợi, cuối cùng cô gái đã cầm trong tay thẻ đăng ký hiến tạng. Thẻ đăng ký tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM vào đúng ngày sinh nhật của mình, ngày 26.6.
“Cuộc đời này nếu như em đã trải nghiệm được mọi thứ. Và đến lúc phải đi thì em mong những thứ tốt đẹp mà em để lại sẽ ươm mầm sức sống trên cơ thể khác. Ai cũng có thể làm được điều tử tế ngay cả khi bản thân ra đi”. Nữ sinh viên tâm sự với chúng tôi.
Khi nhận được thẻ đăng ký hiến tạng, Anh Thơ đã xăm lên tay dòng chữ “Tôi là người hiến tạng” cùng với ngày tháng năm sinh và nhóm máu của mình để sau này có việc không may, bác sĩ không mất thời gian xét nghiệm mà chỉ cần nhìn vào hình xăm.
“Nếu các bạn cũng có mong muốn hiến tạng như em. Nhưng lại sợ xã hội phán xét thì em sẽ chia sẻ câu chuyện của chính mình và cho bạn đó thấy hình xăm trên cánh tay để có nguồn năng lượng tích cực hơn”, Anh Thơ bày tỏ với chúng tôi
Ngoài ra, cô sinh viên ngành thanh nhạc cho biết. Ước mơ thứ hai của cô không phải đứng trên bục với cương vị là ca sĩ. Mà chính là trên giảng đường như là môt giáo viên truyền đạt kiến thức. Và truyền nguồn cảm hướng cho thế hệ mai sau.