Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú và Phở được xem là món ăn quốc hồn của đất nước ta. Nhưng ngoài ra chúng ta cũng không thể bỏ qua các món chính trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt đó chính là món canh chua cá lóc. Đây được xem là một mong ăn mang trọn vẹn những hương vị vốn có của ẩm thực như măn, ngọt, chua, cay. Và mỗi vùng miền sẽ có những cách chế biến riêng để hợp khẩu vị từ đó thể hiện sự đặc sắc trong món ăn của người dân Việt Nam.
Món canh chua cá lóc
Canh chua nấu theo kiểu miền Tây thường là món canh chua cá lóc. Cá lóc thịt chắc, mềm và thơm, kết hợp với nước canh thanh mát chua ngọt. Hứa hẹn sẽ là món ăn làm hấp dẫn thêm bữa cơm gia đình bạn. Món canh chua thường rất dễ ăn và đưa cơm, nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức. Cách nấu canh chua cá lóc miền Tây rất đơn giản và tương tự như canh chua cá lóc kiểu miền Nam. Tuy nhiên việc gia giảm gia vị và cách ướp cá có phần khác biệt. Tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng. Dưới đây là chi tiết cách nấu canh chua cá lóc, bạn cùng theo dõi nhé.
Bạn có biết đại kỵ của món canh chua cá lóc này chính không là nên cho bột ngọt (mì chính / bột nêm)? Cá lóc nấu với thơm (dứa), cà chua, me ngào, ngò gai,… làm nên hương vị canh cá chua chua thanh thanh đặc trưng của miền Tây, không thể lẫn vào đâu… Món canh chua thường rất dễ ăn và đưa cơm, nhất là trong những ngày hè thời tiết nóng bức. Canh chua cũng là cách đổi món khá thích hợp cho bữa cơm gia đình sau nhiều ngày ăn nhiều các loại thịt, đồ nướng,… Canh chua cá lóc nấu với me tươi hay me ngào đều mang lại vị chua thanh, ngọt dịu rất thơm ngon. Cách nấu cũng rất đơn giản, không cầu kỳ khó nhớ.
Sự hòa quyện âm dương tinh tế trong món canh chua bình dị
Càng thưởng thức các món canh chua quen thuộc của người Việt ở ba miền, người ta càng thấm thía hơn sự hòa quyện âm dương tinh tế của chính mình. Dù là nấu theo kiểu nào, vị chua có ngọt thanh, ngọt gắt hay ngọt dịu thì một tô canh chua hoàn hảo cũng là sự kết hợp ăn ý của 3 nguyên liệu (thịt/cá – rau/cà – rau thơm) và 3 vị chua – mặn – ngọt. Cứ vậy, mỗi cách nấu lại mang sự quyến rũ riêng đầy kích thích để người ta hiểu hơn về một vùng đất, như cách họ chọn gia vị, chọn hương liệu và chọn cách nêm cho món ăn dễ rung động lòng người như canh chua Việt.
Khi nấu cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
- Cá lóc (cá quả) cắt khúc: 500gr
- Cà chua: 2 quả
- Thơm (quả dứa): ¼ quả
- Cây bạc hà (dọc mùng): 1 cây
- Me ngào: 30gr
- Đậu bắp: 200gr
- Tỏi: 2 tép
- Hành khô: 1 củ
- Ngò gai (mùi tàu): 1 mớ
- Rau ngổ (ngò om): 1 mớ
- Giá đỗ: 100gr
- Ớt sừng đỏ: 2 quả
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm (2 thìa), muối (40g), đường (30g)
Không nên sử dụng bột ngọt (mì chính) cho những món chua nhất là canh chua, bởi vì bột ngọt là gia vị không dễ hòa tan trong môi trường axit, tính axit trong các món chua càng cao thì khả năng hòa tan của bột ngọt càng thấp, làm cho hương vị cuối cùng của món ăn thành phẩm càng tệ. Vậy nên bạn hãy tránh cho bột ngọt khi làm những món ăn như sườn xào chua ngọt, gỏi chua hoặc canh chua nhé.
Các bước nấu món canh chua cá lóc
Cách sơ chế cá lóc
- Cá lóc (hay còn gọi là cá quả) làm thịt, rửa sạch với muối và một ít rượu trắng hoặc giấm cho hết mùi tanh
- Cắt khúc cá vừa ăn khoảng 2-3 cm
- Ướp cá với 1 chút hạt tiêu, nước mắm trong khoảng 10 phút
Nhiều bạn hay có thói quen ướp cá với muối (bột nêm), nhưng các đầu bếp nhà hàng khuyên chúng ta không nên nhé, vì muối sẽ khiến cho thịt cá săn lại, ngăn chặn cá ngấm thêm các gia vị khác. Bởi vậy, nên thay thế muối bằng các gia vị khác như nước nắm, sẽ rất thơm ngon. Cách sơ chế và ướp cá này, bạn cũng có thể áp dụng cho các món cá khác như: cá kho, cá hấp,… nha.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác
- Ngò gai, rau ngổ nhặt, rửa sạch để ráo nước rồi cắt khúc ngắn
- Giá đỗ rửa sạch để ráo nước
- Cây bạc hà (dọc mùng): tước vỏ cắt khúc, ngâm với nước muối loãng cho bớt ngứa
- Đậu bắp rửa sạch cắt khúc
- Cà chua rửa sạch thái múi cau
- Dứa thái lát mỏng
- Hành, tỏi, bóc vỏ băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch thái lát
Đặt nồi lên bếp, đợi nồi khô hết nước thì cho vào một ít dầu ăn. Mở nhỏ lửa chờ dầu hơi nóng thì cho hành tỏi đã băm sẵn vào phi cho đến khi hành tỏi hơi ngả vàng và có mùi thơm. Khi chiên hành tỏi, các bạn nên chờ cho xoong, nồi, chảo khô hết nước rồi hãy cho dầu ăn vào nhé, và để lửa vừa (không to), dầu sẽ không bị bắn ra ngoài.
Làm nước canh
Tiếp tục cho cá lóc vào chiên sơ, lật đều các mặt đến khi thịt cá chuyển màu trắng đục. Rồi cho 1,2 lít nước sôi cùng me ngào và thơm (dứa) vào và đun sôi hẳn lên, sau đó mở lửa vừa cho nồi canh sôi liu riu. Khi sôi, ạn dùng thìa lớn vớt hết bọt phía trên để nước canh chua được trong.
Ở bước này, các bạn nên dùng nước sôi (hoặc ấm khoảng 60-80 độ). Không nên cho nước lạnh vào các món cá đang nấu để cá không bị tanh nhé. Nước sôi khoảng 5 phút, cá sắp chín tới, bạn cho tiếp cà chua, đậu bắp, dọc mùng vào. Lúc này, nồi canh cá của bạn đã bắt đầu dậy mùi thơm và có vị chua chua thanh thanh đặc trưng rồi đấy. Hãy nêm nếm gia vị muối, đường, sao cho vừa ăn rồi tắt bếp nhé.
Cách bày món ăn
Gắp các miếng cá lóc ra tô lớn, cho thêm lên trên giá đỗ, các loại rau thơm, và một vài lát ớt (tuỳ theo khẩu vị ăn cay của gia đình) để tạo vị cay nồng đặc trưng cho món ăn. Sau đó, múc hết phần nước dùng vừa sôi còn nóng vào tô.
Món canh chua cá lóc này khi nấu phải cay một chút mới đúng vị miền Tây Nam Bộ. Vị chua thanh, ngọt dịu của món canh này khiến bữa ăn của gia đình cực kỳ đưa cơm đấy. Ăn mùa hè thì thanh mát, mùa đông thì cay ấm nóng, đều rất thơm ngon. Bạn cũng có thể nấu món canh chua này để ăn với bún, bún canh chua cá lóc nha. Vậy là với chưa đến 40 phút, rất đơn giản, bạn đã nấu xong món canh cá lóc thơm ngon này rồi. Hi vọng cá lóc nấu canh chua sẽ là một trong các “món tủ” của bạn mỗi khi vào bếp.