Cách nấu món hủ tiếu Nam Vang đặc sản của miền Tây

Cách nấu món hủ tiếu Nam Vang đặc sản của miền Tây

Hủ tiếu Nam Vang là một món ăn có nguồn gốc từ Campuchia được người Việt chế biến lại cho hợp khẩu vị của họ và đã trở thành món ăn đặc sản của miền Tây sông nước. Nó hiện nay không chỉ là món ăn trong mâm cơm hàng ngày mà đã được bày bán ở các nhà hàng lớn nhỏ trong nước. Nước lèo của nó là sự pha trộn của nhiều hương vị như là gan, tôm, trứng làm lôi cuốn người thưởng thức. Sau đây hãy đi tìm hiểu cách nấu món hủ tiếu Nam Vang đặc trưng của miền Tây.

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu ở Sài Gòn, đặc biệt là hủ tiếu Nam Vang, chưa bao giờ được thừa nhận là một “món sang”. Trong suốt lịch sử hình thành của mình, món ngon này được xem như một lựa chọn phổ biến, gần gũi mà mọi giới đều có thể thưởng thức được. Vào những ngày cuối tháng Tư này, ngưỡng giá một tô hủ tiếu Nam Vang ăn được ở Sài Gòn nằm trong khoảng từ 25.000đ đến 40.000đ.

Nếu thành phần “hùng hậu” hơn (nhiều tim, gan, cật, tôm…) như kiểu hủ tiếu Nhân Quán thì ngoài 50.000đ một chút. Cọng hủ tiếu dai trong hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính.  Do không có nguyên liệu làm mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).

Hủ tiếu là món ăn bình dân phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành miền Nam

Hủ tiếu là món ăn bình dân phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành miền Nam, có nhiều loại hủ tiếu như hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu gõ, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang, mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng nhờ sợi hủ tiếu khác nhau, còn phần nước dùng thì khá giống. Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn nấu món hủ tiếu Nam Vang nhé!

Cần chuẩn bị nguyên liệu

  • 500g hủ tiếu Nam Vang
  • 400g xương ống heo
  • 200g gan heo
  • 300g tôm
  • 200g thịt heo xay
  • 200g mực
  • 10g khô mực
  • 10g tôm khô
  • 10 quả trứng cút
  • 2 củ hành tím
  • Các loại rau ăn kèm như: tần ô, cần tàu, hành lá, xà lách, giá, hẹ, tỏi
  • Các loại gia vị nêm nếm thông thường: dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, dầu hào

Phương pháp nấu

Sơ chế nguyên liệu

Phương pháp nấu món hủ tiếu Nam Vang

Tất cả các loại rau rửa sạch, nhặt bỏ các phần bị hư, sâu và để ráo. Riêng cà rốt và củ cải nạo vỏ cắt cắt khúc. Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn. Xương ống rửa sạch sau đó em chần trong nước sôi cho ra hết chất bẩn rồi vớt ra rửa sạch. Gan heo rửa sạch sau đó đem ngâm với sữa tươi trong 20 phút cho gan bớt mùi hôi rồi đem đi rửa sạch lại với nước. Thịt heo xay ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu.

Tôm bóc vỏ, bỏ đầu và rút chỉ đen ở lưng. Mực làm sạch, khứa các đường ca rô ở lưng và cắt miếng vừa ăn. Ướp tôm và mực với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê tiêu. Trứng cút luộc và bóc vỏ. Khô mực đem nướng trên bếp cho đến khi dậy mùi thơm rồi đem cắt làm tư.

Nấu nước lèo

Cho 1.2 lít nước cùng xương ống, khô mực, tôm khô, cà rốt, củ cải trắng ninh trong 1-2 giờ cho ra hết chất ngọt. Trong quá trình hầm nhớ vớt bọt cho nước dùng được trong hơn.

Sau khi hầm đủ thời gian thì bạn vớt hết tất cả nguyên liệu trong nồi ra. Riêng cà rốt và củ cải trắng bạn vớt ra rồi dùng muỗng nghiền nát. Rồi cho vào nồi để nước dùng ngon ngọt hơn. Đây là một mẹo nhỏ mà mình học được của người bán hủ tiếu Nam Vang đấy. Nêm nếm lại cho vừa miệng, riêng mình thì thấy nước dùng đã đủ ngọt. Nên chỉ nêm thêm một ít muối là vừa. Chuẩn bị một nồi nước rồi cho gan vào luộc trong 20 phút thì bắt bếp. Để gan trong nồi nước khi nào ăn mới thái để tránh gan bị thâm đen.

Cho vào chảo khoảng 4 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành vào phi cho đến khi chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp, đổ ra chén. Tiếp tục ở chảo vừa phi hành, cho 1 muỗng canh dầu phi hành vào để xào thịt bằm cho đến khi thịt chín săn và tơi ra thì đổ ra tô. Cho thêm một 1 muỗng canh dầu phi hành vào chảo, để lửa thật lớn rồi cho tôm, mực vào xào thật nhanh cho chín săn thì đổ ra tô. Cho hủ tiếu vào nồi nước sôi luộc cho đến khi vừa mềm thì vớt ra xả dưới vòi nước, để ráo rồi trộn dầu phi hành vào để cho các sợi hủ tiếu không bị dính và thơm hơn.

Nước sốt để ăn hủ tiếu khô

Cho một ít dầu ăn vào chảo, sau đó cho hành tỏi vào phi thơm. Khi hành tỏi đã vàng thì cho vào 3 muỗng canh nước tương. 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh đường. 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 100ml nước lọc và đun cho đến khi các nguyên liệu đều tan và hơi sệt lại hết thì tắt bếp. Có thể nêm lại cho hợp khẩu vị hơn.

Cho hủ tiếu đã trụng vào tô, sau đó xếp các nguyên liệu chín. Như tôm, mực, thịt, trứng cút, gan heo thái lát lên trên rồi chan nước dùng. Và cho một ít hẹ lá lên sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn nhé. Còn nếu bạn ăn hủ tiếu khô thì cũng xếp các nguyên liệu vào tô. Có thể chần sơ rau trước cho mềm dễ ăn hơn, sau đó chan nước sốt đã làm vào trộn đều lên. Khi ăn dọn lên kèm với chén nước súp nóng.

Lưu ý khi làm hủ tiếu Nam Vang

Lưu ý khi làm hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang đặc trưng bởi nước dùng từ thịt băm nên không thể bỏ. Còn bạn có thể thay thế tôm mực bằng lòng heo và thêm gan heo vào ăn cũng rất ngon. Các loại rau bạn cũng có thể thay thế như rau cần tây, rau tần ô,… Khi nồi nước dùng được, bạn cho vào 2 thìa tỏi băm nhỏ phi thơm vào nhé. Bạn có thể cho thêm vào gan heo, tim và cật.

Vậy là hoàn thành hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng cho gia đình bạn rồi đấy! Nếu muốn có món hủ tiếu Nam Vang với công thức đúng chuẩn thì bạn chỉ cần thay tôm mực bằng lòng heo vậy là được, rất đơn giản phải không? Chúc bạn có một bữa ăn ngon miệng với cả gia đình nhé!