Cà pháo có thật sự tốt cho mẹ bầu ? Lợi và hại của cà pháo

Mẹ bầu có nên ăn cà pháo?

Đối với mẹ bầu, một chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé là một điều cần thiết và quan trọng. Có thể nói, hiện nay đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu xảy ra hậu quả không mong muốn vì phần lớn chế độ dinh dưỡng của họ không được đi đúng hướng. Đây cũng là câu trả lời lý giải cho việc mẹ bầu trước khi hấp thụ cái gì cũng phải có tìm hiểu thật kỹ. Một trong số đó, câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu hoài nghi là ” Cà pháo có tốt cho mẹ bầu? “.

Để giải đáp cho vấn đề này, Talerc sẽ cùng bạn đồng hành tại bài viết ngắn dưới đây!

Cà pháo- món ăn của gia đình Việt

Món ăn cùng cà pháo

Từ xa xưa, món ăn cà pháo luôn là món ăn vừa giản dị lại vừa ngon trong mỗi bữa cơm của gia đình. Chính vì vậy, chắc chắn rằng sẽ có những ngày mẹ bầu thèm ăn cà pháo, cà muối.

Bạn biết gì về cà pháo ?

Nói một cách khái niệm, thì cà pháo có tên khoa học là ” solanum torum”. Hoặc nhiều người còn biết nó qua tên phổ thông tiếng Anh là ” Thai brinjal”. Đây là loại cây có thân nhỏ, lá xẻ và có cả gai. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết chúng qua màu trắng của hoa cà pháo. Thực tế, quả của chúng cũng màu trắng và dần dần đổi vàng khi đã chín.

Từ lâu về trước, cà pháo đã được dùng làm dược liệu để trị:

  • Đau thắt lưng
  • Đau răng,…

Có nhiều kinh nghiệm truyền lại rằng phần hạt cà chứa nhiều sợi lông nhỏ nên có thể là nguyên nhân gây nên những cơn ho. Song, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố điều này.

Một loại quả bé nhỏ như vậy thôi nhưng lại cũng có một lượng dinh dưỡng đa dạng. Cụ thể như:

  • Protein
  • Sắt
  • Magie
  • Kali
  • Kẽm
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Vitamin B1
  • Vitamin B2,…

Đồng thời, khác với những loại khác, cà pháo có vị ngọt và cả tính hàn. Điều này giúp bạn:

  • Tán huyết
  • Tiêu viêm
  • Chỉ thống
  • Nhuận tràng
  • Lợi tiểu
  • Trị thũng thấp độc
  • Trừ hòn cục trong bụng
  • Ho lao

Cà pháo có tốt cho mẹ bầu ?

Như đã thấy ở những chất dinh dưỡng cũng như công dụng mà cà pháo đem lại. Song, vẫn có nhiều tin đồn nói rằng mẹ bầu không nên ăn cà pháo. Vậy điều này có thật sự đúng?

Cà pháo

Theo như khẳng định của các chuyên gia về dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể ăn cà pháo! Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý chỉ nên ăn cà chín. Đặc biệt không nên và hạn chế ăn cà xanh, bởi chúng sẽ ảnh hưởng cho thai nhi bởi nhiều độc tố của cà xanh.

Không những thế, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho rằng hàm lượng solanin trong cà pháo còn độc gấp 5-10 lần so với giới hạn an toàn, đặc biệt là cà sống.

Vậy nên nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây sau khi ăn cà pháo thì có thể, người ăn đã mắc phải tình trạng ngộ độ solanin có trong cà pháo. Cụ thể như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Ảo giác,…

Lưu ý khi ăn cà pháo

Dù biết đây là món ăn đã được lưu truyền qua nhiều năm trong mâm cơm người Việt. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết được các lưu ý sau để phòng tránh bệnh tật bởi cà pháo. Ngoài ra, theo Đông y, cà pháo còn có tính hàn ( thậm chí là rất hàn). Bởi vậy, người hư hàn nên kiêng loại quả này để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Cũng bởi tính hàn mà nó đem lại, nên Đông y còn khuyên người dùng hãy thận trọng khi sử dụng cà pháo chung với các thức ăn mang tính hàn cao. Cụ thể sự kết hợp cùng các gia vị có tính ôn như:

  • Tỏi, ớt, sả,…

Chưa hết, vì cà pháo có hàm lượng chất độc cao nên đối với người mới khỏi đau, bị suy nhược hay bị tăng nhãn áp tuyệt đối không nên sử dụng ( đặc biệt là ăn sống ).

Lưu ý với mẹ bầu

Cà pháo

Để đảm bảo an toàn cũng như dinh dưỡng cho mẹ bầu, mẹ bầu hãy lưu ý các kinh nghiệm sau nhé.

  • Mẹ bầu nên bỏ hạt khi ăn cà muối bởi hạt cà muối được coi là tác nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu được bà bầu hãy hạn chế ăn cà muối trong thai kỳ
  • Bà bầu nên dùng cà pháo tự muối ở nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mẹ và bé
  • Nên cà trong các chum bằng sành, sứ. Tránh việc đựng trong bình nhực, sắt bởi chúng sẽ gây nên các phản ứng hóa học gây độc hại4

Còn món ăn nào mà mẹ bầu nên lưu ý ?

Không chỉ cà muối, dưới đây sẽ là những món ăn mà mẹ bầu cũng nên chú ý trước khi ăn.

  • Măng chua

Bởi trong măng chứa glucozit- độc tố khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ giải phóng axit xyanhydric. Điều này dẫn đến hiện tượng ngộ độc, nôn mửa ở mẹ bầu.

  • Nem chua

Vốn dĩ đây là sản phẩm của thịt lên men sống nên dễ nhiễm khuẩn listeria hoặc E.coli. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu.

  • Dưa chua

Cũng giốn như cà pháo, dưa tươi cũng chứa độc tố gây ảnh hưởng cho mẹ bầu. Bởi trong khoảng thời gian đầu khi muối, hàm lượng nitrit lúc này cũng tăng lên và giảm dần rồi từ từ mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Song, hàm lượng này sẽ lại tăng cao khi dưa bị nhũn đi.

Kết luận cuối là mẹ bầu không nên sử dụng dưa muối còn xanh hoặc khi đã quá chua. Bởi hàm lượng nitrit cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, hoặc tệ hơn là gây nên những bệnh ung thư.

Mong rằng với bài viết này, mẹ bầu đã nắm được những thông tin thiết yếu về các loại thực phẩm như cà pháo cũng như dưa chua,… Nhìn chung, đối với các thực phẩm, mẹ bầu chỉ nên sử dụng ở mức liệu lượng phù hợp và biết cách lựa chọn chế độ bữa ăn dinh dưỡng cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bản thân. Đồng thời, hãy kiên trì bổ sung sữa gồm các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo rằng thai nhi được phát triển toàn diện nhất.