Một số bài thuốc dân gian công hiệu cho người bị hen suyễn

Khi người bị hen suyễn lên cơn hen, các triệu chứng như ho nhiều, lưỡi đỏ và nhầy, đắng miệng, mạch mỏng, đờm đặc, đờm đặc khó tống ra ngoài gây khó chịu cho người bệnh. Trong Đông y, hen suyễn còn được gọi là đàm ẩm hoặc phong nhiệt xâm nhập, cảm mạo phong hàn bên ngoài là do chức năng của tỳ, thận hoặc táo bị suy giảm. Sau đây là một số bài thuốc nam an toàn, hiệu quả được nhiều người cao tuổi sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những phương pháp để điều trị bệnh hen suyễn nhé !

Những kiến thức và cách trị cơ bản về bệnh lý hen suyễn

Bị hen suyễn

Bài thuốc từ tỏi

Với bài thuốc này, bạn cần tỏi củ 500g, giấm ăn 500g, đường đỏ 200g; sau khi bóc vỏ tẽ nhánh giã nát cho vào lọ cùng với đường đỏ rồi rót giấm ăn vào sau đó bịt kín lọ và ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Để tỏi phát huy được công dụng, bạn nên uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml kết hợp với ăn củ tỏi ngâm.

Bài thuốc từ gừng

Với bài thuốc nam này, cần gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g và mật ong. Đầu tiên cho gừng, rễ chè vào nồi cùng với nước vừa đủ sắc; sau đó chắt lấy nước thuốc, bỏ bã đi và đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều và uống; trong đó bạn có thể cho vào lọ để dùng dần. Để đạt được hiệu quả, bạn nên uống 2 lần, mỗi lần 20ml mỗi ngày.

Bài thuốc từ Tiêu sọ

Bài thuốc từ Tiêu sọ là một trong những bài thuốc đông y được nhiều người áp dụng hiện nay. Bạn chỉ cần hạt tiêu nguyên hột: 1 chén con cùng 1 cái dạ dày lợn được làm sạch.

Cho tất cả hạt tiêu nguyên hột vào dạ dày lợn, thêm hành, tỏi, đường, muối, nấu chín rục. Sau khi nấu chín, bạn lấy hạt tiêu bỏ riêng phơi khô và để dành để ăn mỗi lần nhai 3 – 5 hạt cùng với nước trà. Dạ dày lợn thì ăn ngay sau khi nấu xong. Việc dùng hạt tiêu sẽ làm tạng phủ ấm lên và hạn chế các cơn ho.

Lá tía tô

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ẩm, vị cay, nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, nhiều chất xơ và không gây nóng dù mang tính ẩm. Theo nghiên cứu khoa học, tía tô có công dụng tốt như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị tốt ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Ngoài ra, tía tô còn giúp hỗ trợ chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, ra mồ hôi.

bệnh

Húng quế

Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

Lá cây húng quế có tác dụng trong trị bệnh hen suyễn

Hỗn hợp 1: hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.

Hỗn hợp 2: hòa trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.

Hỗn hợp 3: pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

Hỗn hợp 4: nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.