Những thông tin bạn cần biết về bệnh thoái hóa khớp ở người già

Những thông tin bạn cần biết về bệnh thoái hóa khớp ở người già

Thoái hóa khớp là một căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở những người cao tuổi khi các phần sụn trong xương dần bị lão hóa, không duy trì được chức năng vốn có của nó, khiến xương khớp thường xuyên đau nhức, gây khó khăn cho việc đi lại. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, bên cạnh đó cũng sẽ cung cấp cho bạn đọc những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc người lớn tuổi trong gia đình có những triệu chứng của thoái hóa khớp thì cần có biện pháp chữa trị kịp thời.

Đôi nét về chứng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương; kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn; gây đau và cứng khớp. Thoái hóa khớp ở người cao tuổi là tình trạng lão hóa của khớp (thường trên 50 tuổi). Biểu hiện lâm sàng là đau lưng, đau gối, đau háng.

Đôi nét về chứng thoái hóa khớp

Đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại. Thường có các phản ứng co cơ kèm theo và đau giảm khi nghỉ ngơi. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết, chụp X-quang có thể thấy khe khớp hẹp, mọc gai xương. Tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi. Theo thống kê của NHANES (National health and nutrition examination survey) ở lứa tuổi 25-34 tần suất mắc bệnh tăng lên mỗi năm là 0,1%, ở lứa tuổi 65-74 là 10-20%.

Các dấu hiệu của bệnh

  • Có thể bị gai ở đầu xương.
  • Cột sống bị gù, vẹo, cong, lõm.
  • Có thể nghe được tiếng lạo xạo khi vận động khớp.
  • Ban đầu có dấu hiệu cứng khớp song hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau, đau nhiều tại các khớp bị tổn thương, cảm giác đau tăng khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Phì đại xương.

Lý do dẫn đến thoái hóa khớp

  • Tế bào sụn mất dần tính đàn hồi và chịu lực.
  • Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cột sống.
  • Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn
  • Tăng cân quá mức và lao động nặng nhọc làm tăng tải trọng đè lên khớp.
  • Cơ địa già sớm do di truyền.
  • Tác động của tuổi mãn kinh, các bệnh đái tháo đường, loãng xương do nội tiết, bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.

Những biện pháp phòng tránh

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp.
  • Tập luyện thể dục, thể thao điều độ hàng ngày.
  • Luôn giữ tư thế thẳng để bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên; không nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ; tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, nâng, bưng, xách…

Điều trị thoái hóa khớp

  • Có thể dùng thuốc chứa glucosamine giúp tăng khả năng sản xuất chất nhầy dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp.
  • Dinh dưỡng hợp lý: tránh tình trạng béo phì (quá nặng cân dễ thoái hóa khớp gối). Tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt. Rượu và thuốc lá có thể gây bệnh cho khớp háng. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A, vitamin C, các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium, canxi.

Những phương pháp điều trị phổ biến

  • Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ngải cứu, đắp bùn nóng, dán cao, thuốc bôi, xoa ngoài, chạy điện…
  • Tùy theo bệnh lý cụ thể, thầy thuốc có dùng các loại thuốc như thuốc điều trị tạm thời giảm đau, chống viêm, các thuốc có tác dụng tăng cường đồng hóa, nâng cao thể trạng như các nội tiết tố, thuốc dinh dưỡng sụn khớp; hoặc khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động thì có chỉ định thay khớp.